Pháp Luật Về BĐS

Phân chia thừa kế nhà với anh em cùng cha khác mẹ:

 Ba tôi có 7 người con, tôi 58 tuổi là con gái lớn trong gia đình. Mẹ của tôi mất lúc tôi 14 tuổi. 6 người em của tôi chỉ có 1 người là em ruột còn 5 người kia là em cùng cha khác mẹ với tôi. Tất cả điều có gia đình và ở riêng, chỉ có tôi và các con tôi là sống chung với ba tôi, trước kia giấy tờ nhà đất mang tên ba tôi.
Năm 2002 kê khai lại giấy tờ thì tôi là người đi khai (với sự đồng ý của ba tôi), năm 2005 tôi được cấp sổ đỏ và đến cuối năm 2005 thì ba tôi mất. Nay các em tôi quay về đòi tôi chia đất, vậy tôi phải chia như thế nào cho đúng, xin luật sư hãy tư vấn giúp tôi.

Trả lời:
Khi ba bạn mất mà không để lại di chúc thì toàn bộ tài sản mà ba bạn để lại sẽ được xem là di sản thừa kế và sẽ được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế (Điều 675, Bộ Luật Dân sự 2005).
Hàng thứa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676, Bộ Luật Dân sự 2005) gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Các đồng thừa kế được hưởng mỗi phần bằng nhau (nhưng có xem xét đến phần công sức đóng góp, giúp tôn tạo, duy trì khối di sản trên).
Tuy nhiên, do trong thư của bạn không đề cập đến việc nhà đất trên là tài sản riêng của ba bạn hay là tài sản chung của ba và mẹ kế của bạn có trong thời kỳ hôn nhân. Nên chúng tôi tạm chia thành 2 trường hợp sau:
• Trường hợp 1: Nếu nhà đất trên là tài sản chung của ba bạn và mẹ kế của bạn, thì di sản ba bạn để lại sẽ là ½ giá trị nhà đất, và sẽ được chia đều cho tất cả các đồng thừa kế.
• Trường hợp 2: Nếu mảnh đất trên là tài sản riêng của ba bạn, thì toàn bộ di sản sẽ được chia đều cho tất cả các đồng thừa kế.
Về thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế bạn có thể liên hệ với văn phòng công chứng gần nhất để biết rõ hơn. 
******************************************************
 Thủ tục và nghĩa vụ khi chuyển nhượng nhà ở :

Tôi có người chị đang đứng tên sở hữu 1 căn nhà tại thành phố . Hiện nay chị muốn sang tên lại cho người em ruột (là anh trai tôi). Vậy chúng tôi phải chuẩn bị các giấy tờ và thủ tục gì cho việc sang tên để sau này tiện cho việc bán nhà? Tôi muốn biết anh chị tôi phải lo những thủ tục, giấy tờ gì? Có đóng thuế hay phí gì không?

 trả lời:

Căn cứ quy định của BLDS 2005 và Luật Đất đai 2003, các bên tiến hành giao dịch chuyển nhượng cần chuẩn bị hồ sơ khi chuyển nhượng hoặc tặng cho bất động sản bao gồm:

- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc tặng cho bất động sản có công chứng, chứng thực
- Giấy chứng nhận QSD đất, QSH nhà (bản chính, bản sao)
- CMND, Hộ khẩu của cả hai bên.

- Các giấy tờ hộ tịch chứng minh mối quan hệ hôn nhân (vợ - chồng) nếu bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng; bên tặng cho nhà hoặc bên được tặng cho nhà chưa có gia đình thì cung cấp (Giấy chứng nhận độc thân hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân), mối quan hệ gia đình (Giấy khai sinh).

Khi chuyển nhượng hoặc tặng cho bất động sản các bên thực hiện nghĩa vụ tài chính sau:

1. Thuế TNCN do bên chuyển nhượng hoặc bên nhận tặng cho đóng. Căn cứ khoản 1, điều 4, Nghị định 100/2008/NĐ-CP về thuế TNCN thì thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau thì được miễn thuế.

2. Lệ phí trước bạ do bên nhận chuyển nhượng hoặc bên nhận tặng cho đóng. Căn cứ Nghị định 80/2008/NĐ-CP về lệ phí trước bạ thì mức thu lệ phí trước bạ đối với nhà, đất là 0,5% trên giá trị tài sản.

Chia thừa kế nhà khi di chúc bị thất lạc?
 
Bà nội tôi mất đã lâu. Sau khi ông nội tôi mất thì vợ chồng chú ruột tôi cho biết: ông nội tôi có lập di chúc để lại căn nhà cho vợ chồng chú. Cha tôi và hai người cô ruột yêu cầu vợ chồng người chú đưa ra di chúc nhưng chú tôi cho biết đã làm thất lạc. Hiện nay, chú tôi đang rao bán căn nhà ông nội tôi để lại. Xin hỏi, trường hợp di chúc thất lạc thì chia thừa kế ra sao? Cha tôi và hai người cô ruột có thể yêu cầu chia di sản thừa kế của ông nội?

Trả lời:

Điều 666 Bộ luật Dân sự quy định: kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm ông nội qua đời), nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.
Như vậy, di chúc của ông nội (nếu có) đã bị thất lạc thì coi như không có di chúc, căn nhà được chia thừa kế theo pháp luật. Cha và hai người cô ruột của bà có thể yêu cầu phân chia di sản thừa kế của ông nội.
 

                 

Không có nhận xét nào: